Seoul là thủ đô của Hàn Quốc. Lịch sử trở thành thủ đô của nơi đây được bắt đầu khi Baekjae chọn là nơi đóng đô, sau bao năm tháng trôi qua đến năm 1392 lại được vua Lee Seong-kye của thời Joseon chọn làm thủ đô. Joseon chọn Seoul là thủ đô đã được hơn 600 năm, thủ đô có lịch sử dài nhất trong các thủ đô, với diện tích 672km2, dân số hơn 1 triệu người là đô thị hạng nhất của Hàn Quốc. Nơi đây bao quanh các ngọn núi như Bukhan-san, Surak-san, Kwanak-san… và ở giữa có dòng sông Hàn bắt nguồn từ Kang Won-do chảy quanh.
Lịch sử của Seoul có thể quay về từ 18 TCN, khi đây là kinh đô của triều đại Bách Tế. Thành phố sau này là kinh đô của nhiều nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. Dưới triều đại Cao Ly, thành phố được gọi là Hanseong (Hán Thành). Nó trở thành thủ đô lâu dài của triều đại Triều Tiên. Trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ, nhiều phần lịch sử của thành phố bị phá hủy. Thành phố hầu như hoàn toàn bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên, nhưng những chính sách kinh tế năng nổ thập niên 1960 và thập niên 1970 đã giúp tái thiết thành phố rất nhanh. Trong thập niên 1990, nhiều công trình lịch sử đã được phục dựng, bao gồm Cung Gyeongbok (Cảnh Phúc), cung điện chính của triều đại Triều Tiên.
Hàn Quốc hoang tàn trong chiến tranh năm 1953
Hàn Quốc năm 1953
Hiện tại, Seoul là trung tâm của mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá…của Hàn Quốc. Là thành phố của thế giới do đăng cai Seoul Olympic 1988 và World Cup 2002.
Seoul ngày nay
Seoul ngày nay Khí hậu tại Seoul
Seoul có khí hậu ôn đới với 4 mùa khác biệt. Tuy nhiên. Tuy nhiên, phạm vi nhiệt độ ở trong thành phố có sự cách biệt, vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 35 độ C và mùa đông nhiệt độ thấp nhất là -20 độ C. Mùa xuân và mùa thu là hai mùa lý tưởng nhất ở Seoul với thời tiết không quá lạnh hoặc quá ấm. Thêm vào đó, trời hay mưa vào mùa hè ở Seoul.
Sân bay tại Seoul
Sân bay quốc tế Incheon là sân bay nổi tiếng ở Seoul. Vị trí ở thành phố Incheon, cách 48km về hướng tây của Seoul. Sân bay Incheon được đánh giá là một trong những sân bay tốt nhất và sạch sẽ nhất trên thế giới. ICN thay thế cho sân bay quốc tế Gimpo được xem như phương tiện cơ bản để đến Hàn Quốc. Hiện tại Gimpo chỉ phục vụ hầu hết các chuyên bán trong và ngoài nước đến Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.
Sân bay quốc tế Incheon Seoul nhìn từ trên cao Phương tiện giao thông tại Seoul
Có rất nhiều lựa chọn khi đi di chuyển trong thành phố Seoul như taxi, xe bus và xe điện ngầm. Hầu như bất kì điểm nào ở Seoul có thể tới được bằng cách sử dụng những phương tiện kể trên. Ý tưởng cơ bản đằng sau việc xây dựng mạng lưới giao thông của Seoul chính là để kết nối các tuyến xe bus đến các hệ thống tàu điện ngầm. Người Hàn Quốc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hàng ngày. Tình hình giao thông rất nghiêm trọng ở Seoul, đặc biệt trong giờ cao điểm từ 7-9 giờ sáng và từ 4 - 7 giờ chiều. Phương tiện xe bus và tàu điện ngầm là phương tiện lý tưởng để di chuyển ở Seoul bởi vì có giá hợp lý, tiện lợi và dễ dàng sử dụng.
Tàu điện ngầm tại Seoul
Hệ thống Tàu điện ngầm tại Seoul
Xe buyt tại Seoul
Taxi Seoul Trước hết chúng ta không thể không nói đến Cung. Tại Seoul còn lại rất nhiều cung đình nơi vua và hoàng tộc đã từng sống. Gyeongbokgung không chỉ là không gian sinh hoạt trước đây của hoàng thất với tư cách là cung nổi bật nhất trong số 5 cung được xây dựng vào thời Joseon, mà còn là cung điện hoạt động chính thức cùng với các hạ thần. Gyeongbokgung được xây dựng vào năm 1395 là cung điện của triều đình mới sau khi vị vua lập ra triều Joseon năm 1392 Lee Seong-kye chọn Seoul là thủ đô của đất nước mới. Gyeongbokgung có qui mô lớn với7.225 gian tại các khu nhà bên trong cung và 489 gian bên ngoài, tuy nhiên vào năm 1904 Nhật Bản đã xâm lược Joseon và đập phá các toà nhà của Gyeongbokgung tượng trưng tiêu biểu của vương triều Joseon, nhưng hiện nay Hàn Quốc đã tiến hành khôi phục lại dáng vẻ xưa của cung Changdeokgung là cung điện được xây dựng riêng biệt với Gyeongbokgung (cung chuyển đến khi việc xảy ra ngoài ý muốn như hoả hoạn ở trong cung) vào năm thứ 5 Taejong(1405) đời thứ 3 của vương triều Joseon. Cung điện này sau khi được sử dụng thay cho Gyeongbokgung bị cháy do lửa thời Kwang Hae Kun năm 1610, và là cung điện sử dụng cho đến khi vua Go-jong được xây dựng lại năm 1868. Vườn thượng uyển sau Changdeokgung là nơi vừa có vẻ đẹp tự nhiên của khu vườn mang đậm phong cách Hàn Quốc, vừa thần bí rất nhạy cảm với sự thay đổi của các mùa. Nơi đây rất tuyệt vời với ngôi đình rất hài hoà được xây dựng trên vị trí thích hợp, hồ nước đẹp, khu rừng hùng tráng tạo nên không gian có thể nghỉ ngơi trong không khí sinh hoạt ngột ngạt của cung đình. Ngày 3 tháng 12 năm 1997, tại hội nghị thường kỳ lần thứ 21 Uỷ ban di sản thế giới Unesco tổ chức ở Napoli Italia, di tích này đã được đăng ký là di sản văn hoá thế giới tại Unesco theo "Hiệp ước về bảo hộ di sản tự nhiên và văn hoá thế giới" được công nhận là di sản văn hoá sẽ phải bảo vệ vì nhân loại. Changgyunggung được xây dựng riêng biệt vào năm Seong-jung 14(1483) thời Joseon, được sử dụng là cung điện chính vào thời Kwang Hae Kun, nên là chính điện lâu nhất trong các hoàng cung của Joseon. Nơi đây nằm giữa Changdeokgung và hàng rào. Năm 1592 do xảy ra loan lạc bị Nhật chiếm đóng, Seon-jo đã đi lánh nạn ở Eui-joo, sau khi quay về Seoul thì Gyeongbokgung, Changdeokgung, Changgyunggung tất cả đều bị đốt cháy nên không còn cung điện cho vua sinh sống. Chính vì thế nên đã chọn nhà của tướng quân Wol-san có qui mô lớn và hoàn thiện nhất trông số nhà của hoàng thân quốc thích để làm cung cư trú tạm thời đó chính là Deoksugung. Tháng 2 năm 1906 vua Seon-jo qua đời và Kwang Hae Kun đã lên ngôi vua. Điện Jung-hwa của Deoksugung đã được phục hồi vào năm 1906, điện Seok-jo đã được khởi công năm 1900 và khánh thành vào năm 1910. Unhyungung hiện tại được chỉ định là di sản lịch sử số 257, nơi chứa đựng ý nghĩa lịch sử sâu sắc là căn cứ hoạt động chính trị của Dae Won-kun(1820~1898) bố của vua Go-jong. Vị vua Go-jong đã sinh ra và sống đến 12 tuổi tại đây. Nơi đây không phải là cung điện nhưng việc được gọi là cung Unhyun là vì khi Go-jong con trai của Heung Seon Gun lên ngôi vua. Nghĩa là gọi trân trọng 'cung' cho xứng đáng là nơi cư trú của bố mẹ ruột vua. Tại Unhyunggung có phòng trưng bày hiện vật giúp ta hiểu được cảnh sinh hoạt thời đó, và tổ chức chương trình tài hiện lễ cưới của vua Go-jong và hoàng hậu Myeong-seong.
Cung điện Gyeongbokgung
Jongmyo là một trong những công trình kiến trúc đền thờ nho giáo trang nghiêm và tinh tế nhất thờ bài vị của các đời vua và hoàng hậu thời đại Joseon.
Triều đình Joseon dời thủ đô về Hanyang vào năm Tae-jo thứ ba(1394) - vị vua đầu tiên của thời đại Joseon, Jongmyo được khởi công vào tháng 12 năm đó và khánh tháng 9 năm sau. Trong thời đại Joseon người ta thường tổ chức đại tiệc vào dịp xuân hạ thu đông và tháng 12 hàng năm tại chính điện, cử hành nghi lễ vào mùa xuân, mùa thu và tháng 12 hàng năm tại điện Yeong-nyeong, tuy nhiên hiện nay dòng họ Lee ở Jeonju định ra ngày Chủ nhật đầu tiên trong tháng năm sẽ cử hành nghi lễ có gọi là tế lễ Jong-myo, khi nghi lễ diễn ra có màn biểu diễn của dàn nhạc tế lễ Jongmyo gồm các tiết mục múa hát và nhạc cụ.
Ở phía Bắc Namsan của Seoul có khu làng nhà truyền thống của Hàn Quốc Hanok-maeul.
Nơi đây đã từng nổi tiếng vào thời Joseon là khu nghỉ ngơi kiêm tránh nắng vào mùa hè vì có thung lũng và đình hóng mát có dòng suối trong vắt chảy qua, và được gọi là Cheonghak-dong, nơi cư trú của tầng lớp quan lại Thanh học. Phong cảnh ở Cheonghak-dong rất đẹp, cùng với Samcheong-dong, Inwang-dong, Ssangkye-dong, Baekun-dong được mệnh danh là “năm khu nổi bật của kinh thành Hanyang” Ngày nay ở khu vực này người ta đã chuyển đến 5 căn nhà truyền thống từ nhà của tầng lớp quí tộc thượng lưu cho đến nhà thường dân. Bên trong ngôi nhà truyền thống được bài trí giúp chúng ta có thể xem và hiểu được cách sống sinh hoạt của người dân xưa, xây dựng phòng trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống để triển lãm các sản phẩm lưu niệm du lịch và những tác phẩm của các nghệ nhân tài ba đã được chỉ định là văn hoá phi vật thể.
Insadong là khu phố văn hoá truyền thống tiêu biểu của Seoul. Rất gần với Jongro, nơi có thể nói là khu trung tâm của Seoul, rất tiện lợi cho giao thông đi lại nên có rất nhiều người tìm đến. Đây là khu phố phong phú với nhiều điểm thú vị như quán trà truyền thống, phòng tranh, các cửa hàng bán giấy, đồ gốm và đồ vật mà người xưa đã dùng… Lễ hội văn hoá truyền thống Insa được bắt đầu từ năm 1987 mang lại rất nhiều điều thú vị và chương trình để xem, hiện được xem là địa danh văn hoá truyền thống của Seoul. Insadong được biết đến là khu phố văn hoá truyền thống “sống” của Hàn Quốc. Đặc biệt, là khu chợ văn hoá truyền thống được tổ chức vào các Chủ Nhật cũng là nơi có thể cảm nhận được cảm giác thật về nơi đây. Là vì đây là nơi mua bán các tác phẩm nghệ thuật và văn hoá truyền thống cùng với các chương trình biểu diễn văn hoá truyền thống đa dạng. Giúp chúng ta có thể trực tiếp cảm nhận những điều thú vị khi nặn bánh tt’ok trong ngày lễ hoặc xem quá trình làm đồ gốm cũng như trực tiếp làm thử, hoặc trực tiếp chạm vào những đồ dùng sinh hoạt mà người xưa đã sử dụng như đèn dầu, giầy rơm, tẩu thuốc, mũ truyền thống…
Insadong nơi nhiều bạn có thể tìm thấy rất nhiều đồ cổ có giá trị thời xa xưa
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc là lâu đài văn hoá Hàn Quốc bảo quản tất cả mọi loại hình di sản văn hoá tiêu biểu cho lịch sử của quốc gia này. Là bảo tàng quốc gia tiêu biểu với qui mô lớn nhất sưu tập và bảo quản di sản văn hoá vật thể đáng để tham khảo về văn hoá nghệ thuật hoặc kiểm chứng lịch sử, và mọi người có thể đến đây tham quan. Di vật lưu giữ ở bảo tàng quốc gia có khoảng hơn 140 nghìn chiếc, nơi đây được thành lập lầ cơ quan dưới sự quản lý của Bộ trưởng Bộ Văn hoá Du lịch nhằm mực đích nghiên cứu điều tra các di vật lịch sử… Bảo tàng đầu tiên của Hàn Quốc là bảo tàng của dòng họ vua Lee được xây dựng bên trong cung Changkyeonggung năm 1908, nhận sự hậu thuẫn về mặt tài chính của triều đình sưu tập di vật khảo cổ và tác phẩm mỹ thuật cổ, và đã công khai giới thiệu với công chúng năm 1809. Sau đó, tuỳ theo các sự kiện lịch sử như thời Nhật chiếm đóng, thời kì giành lại chủ quyền độc lập năm 1945, nội chiến 25/6/1950…mà bảo tàng được chuyển đến các nơi như Deoksugung, bảo tàng Chongdeokbu, Busan (nhằm bảo vệ tránh thiệt hại của chiến tranh), bảo tàng dân tộc Namsan, Gyeongbokgung, bảo tàng quốc gia cũ… Vào ngày 15 tháng 8 năm 1995, nhân dịp kỉ niệm 50 ngày dành lại độc lập chủ quyền, đã tiến hành giải toả toà nhà chính phủ trước đây, phát biểu ý tưởng thiết kế bảo tàng mới được xây dựng ở công viên gia đình Yongsan năm 2003 - kết quả của việc xúc tiến kế hoạch chuyển bảo tàng, và đến ngày 28 tháng 10 năm 2005 đã khánh thành toà nhà này.
Khung cảnh bên ngoài của bảo tàng
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nơi rất nhiều giá trị văn hóa đuợc lưu giữ
Cheong Wa Dae là văn phòng làm việc của Tổng thống Hàn Quốc, địa chỉ ở số 1 Sejong-ro Jongro-gu, Seoul. Với bối cảnh là núi Bukak, khu nhà chính gồm có phòng làm việc, phòng họp, phòng tiếp khách, phòng ở … của Tổng thống và các toà nhà phụ cận như cơ quản cảnh vệ, ban thư ký và nhà khách…, nơi đây còn có ao sen và vườn sau tiếp nối với núi Bukak và khu vường chính. Đây là cung Thái tử Namgyeong thời Goryeo, đến thời Joseon sau khi Gyeongbokgung được xây dựng, trở thành vường sau của cung điện có tên gọi là Gyeongmudae. Vào năm 1927 dưới thời Nhật chiếm đóng đã bị phá huỷ và dựng nên nơi làm việc của chính phủ Joseon. Sau ngày 15/8, trung tướng Haji tư lệnh quan căn cứ quân đội Joseon đã sử dụng, sau khi chính phủ được thành lập, nơi đây trở thành văn phòng làm việc của Tổng thống Lý Thừa Vãn (Rhee Seungman) và tìm lại tên gọi Gyeongmudae, và vào tháng 8 năm 1960 khi Tổng thống Yun Bo-seon vào ở đã đổi tên là Cheong Wa Dae
Blue house - Nơi tống thống làm việc
Bảo tàng chiến tranh nơi đây giới thiệu hiện vật phong phú trưng bày tất cả hầu hết mọi tài liệu quan liên đến chiến tranh từ thời cổ đại đến ngày này. Bảo tàng này không chỉ truyền đạt cảm xúc thật sự sống động với những cảnh vật được dựng nên giống như thật bằng những hình nộm, mà còn giúp chúng ta hiểu được về những đồ vật được trưng bày với những trang thiết bị tối tân đa dạng.
Nơi đây giới thiệu hiện vật phong phú trưng bày tất cả hầu hết mọi tài liệu quan liên đến chiến tranh từ thời cổ đại đến ngày này. Bảo tàng này không chỉ truyền đạt cảm xúc thật sự sống động với những cảnh vật được dựng nên giống như thật bằng những hình nộm, mà còn giúp chúng ta hiểu được về những đồ vật được trưng bày với những trang thiết bị tối tân đa dạng. Khu trưng bày kỉ niệm chiến tranh được chia làm 7 phòng như phòng tưởng nhớ những liệt sỹ anh hùng có công với tổ quốc, phòng trưng bày chiến tranh Hàn Quốc, phòng phái quân ra nước ngoài và Việt Nam, phòng phát triển quân đội quốc gia, phòng trang thiết bị lớn, phòng trang thiết bị thông tin …, ngoài ra còn có phòng trải nghiệm chiến trường, phòng chiếu phim tổng hợp, và ngoài trời cũng có không gian triển lãm.
Sungryemun - cửa ngõ của Seoul, di sản văn hoá số 1 của Hàn Quốc thường được gọi Namdaemun là cổng chính phía Nam của cung thành thời đại Joseon.
Vào thời Joseon tất cả các sứ thần Trung Quốc hay Nhật Bản đều đi qua cửa thành này để vào Seoul. Được xây dựng năm 1396 với qui mô lớn nhất trong số các cửa thành của Hàn Quốc còn truyền lại đến ngày nay, đây là công trình độc đáo với vòm mái uốn lượn và những hoạ tiết hoa văn đầy màu sắc. Người ta lắp những bóng đèn ở đây nên hình dáng của toà nhà về đêm trông cũng rất đẹp.
Sungnyemun những năm 1891 -1930
Sungnyemun ngày nay
Quảng trường Seoul đây là quảng trường được làm phía trước Toà thị chính (city hall) Seoul tại ngay trung tâm của thủ đô năm 2004. Đây là nơi mà người dân thành phố thường hay tụ tập, vào tháng 6 năm 1987 nơi đây đã xảy ra một cuộc đấu tranh dân chủ, và đây cũng là nơi mà nhân dân Hàn Quốc tụ tập cùng nhau tận hưởng niềm vui của những trận thi đấu World Cup năm 2002. Các chương trình văn hoá có qui mô lớn đặc biệt là “Hi Seoul Festival” hoặc “Lễ khai mạc Liên hoan phim Daejongsang” …thường được tổ chức tại sân cỏ quảng trường.
Tại quảng trường này có các đài phun nước có thể tạo ra cột nước đa dạng theo ánh đèn, và có 48 loại ánh đèn được lắp ở quảng trường để có thể cảm nhận được cảnh đêm tuyệt đẹp cùng với quanh cảnh xung quanh. Để giúp cho người dân có thể tận hưởng được không gian giải trí trong lòng thành phố, vào mùa hè thì nơi đây là công viên bãi cỏ, còn vào mùa đông thì lại trở thành sân trượt băng.
Chợ Namdaemun và Dongdaemun không chỉ nổi tiếng đối với người Hàn Quốc mà còn được rất nhiều người nước ngoài biết đến.
Đây là những khu chợ lớn nhất của Hàn Quốc cung cấp tất cả mọi sản phẩm cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày như các loại quần áo, vải sợi, vật dụng sinh hoạt, đồ thủ công mỹ nghệ, đặc sản của các vùng, đồ trang sức, thực phẩm, giầy dép, nông thuỷ sản…với giá cả phải chăng. 대Tại các khu chợ này trực tiếp sản xuất và bán sản phần, từ sang sớm những người bán và mua hàng tụ tập về đây rất đông. Buổi tối muộn khi leo lên đỉnh Namsan của Seoul thì chợ Namdaemun và Dongdaemun là nơi sáng nhất ở Seoul. Không thể đếm được số người đông nghìn ngịt kéo về đây vào buổi đêm tạo ra không khí thật sôi động. Điểm hấp dẫn nhất của những ngôi chợ này là có thể mua được tất cả mọi thứ cần thiết từ đầu đến chân với giá rẻ. Nơi đây được biết là thánh địa thời trang luôn đi trước một bước trong giới trẻ Hàn Quốc, có rất nhiều người không kể độ tuổi hay quốc tịch ùn kéo đến để tận hưởng văn hoá chợ với những chương trình sự kiện giảm giá lớn và các khu mua sắm thời trang đa dạng. Một trong những chợ chợ nổi tiếng khác ở Seoul đó chính là chợ Byoruk ở Hwanghak-dong, còn được gọi là “chợ vạn vật”. Khu chợ này ở Cheongkyecheon 8ga với qui mô hơn 500 cửa hàng. Kể từ sau những năm 1950~60, đây là khu mua bán đồ cũ của Hàn Quốc, tên gọi này được gắn liền với ý nghĩa là nơi hội tụ những đồ vật quí hiếm và mọi người khắp nơi trên toàn quốc tụ họp về đây nhiều như con bọ chét chạy khắp mọi ngõ ngách. Cổ vật xưa và đồ cũ có rất nhi ở chợ này và quang cảnh mặc cả kèo nèo trả giá thật thú vị. Chợ Byoruk ở Hwanghakdong còn có tên gọi khác là “chợ ma quái”.. Vì cho dù đó là món đồ cũ và hỏng đi chăng nữa thì những thương nhân nơi đây có thể làm cho nó hoàn toàn mới.
Myeongdong là trung tâm tài chính tín dụng lớn nhất của Hàn Quốc với các trụ sở chính của ngân hàng Ngoại hối, Seoul, Koookmin đến độ người ta bảo rằng có đọc được dòng chảy tiền tệ của Myeongdong thì có thể nhìn thấy được nền kinh tế của đất nước này. Nơi đây hiện có tổng số hơn 70 chi nhánh đại diện của các cơ quan này, gồm có 30 chi nhánh của các ngân hàng, 20 chinh nhánh của các công ty chứng khoán, 20 chi nhánh của các cơ quan tín dụng loại 2…Và chúng ta không thể bỏ qua một điều khi nhắc đến Myeongdong, nơi đây chính là đường phố phồn hoa và có nhiều nét văn hoá phong phú nhất tại thủ đô Seoul. Ở Myeoongdong có rất nhiều cửa hiệu thời trang, những quán café, sân khấu biểu diễn hoà nhạc…với lịch sử đáng tự hào, ngoài còn có rất nhiều quán ăn phong phú phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Số người tìm đến mua sắm ở Myeongdong bình quân mỗi ngày trên dưới 2 triệu ngày, trong thời gian gần đây khách du lịch nước ngoài tìm đến đây ngày càng đông nên ta có thể dễ dàng tìm thấy những tờ rơi hướng dẫn bằng tiếng Nhật, hoặc tiếng Trung.