Cái tên Narita chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1960 khi Nhật Bản quyết định xây dựng sân bay quốc tế tại khu vực này và cũng từ đó, những ngôi làng cổ của vùng Suginami mới “thức dậy”. Narita được ghép lại từ tên hai ngôi làng Narimune và Tabata. Trong suốt thời kỳ Edo (1603 – 1868), đây là vùng đất của các võ sĩ đạo (samurai) và các tướng quân (shogun) đồng thời cũng là khu vực buôn bán sầm uất. Nhưng lịch sử hình thành của vùng đất Narita được biết đến từ xa xôi hơn, một trong những dấu tích còn lại là ngôi chùa ngàn năm tuổi Naritasan Shinsho-ji được xây dựng từ năm 940, đến nay vẫn là một trong những điểm hành hương quan trọng của đất nước mặt trời mọc.
Hàng năm, ngôi chùa Shinsho-ji đón khoảng 13 triệu lượt người tới tham quan.
Trong tiếng Nhật, Naritasan có nghĩa là “núi Narita”, thể hiện cho độ cao của ngôi chùa, còn Shinsho-ji có nghĩa là “Ngôi chùa chiến thắng”, là một quần thể Phật giáo đồ sộ với nhiều công trình kiến trúc được xây dựng qua nhiều thời đại. Ngôi chùa chính được khởi công xây dựng vào năm 940 để tưởng nhớ chiến thắng của một vị tướng quân. Có lẽ ít nhất sẽ phải mất một giờ đồng hồ mới có thể tham quan và chiêm ngưỡng hết quần thể kiến trúc tại chùa với
Cổng Komyo-do được xây dựng vào năm 1701
Tháp ba tầng cao 25 mét được xây dựng vào năm 1712
Cổng chính Niomon với 2 bức tượng Naraenkongo và tượng Misshakukongo (hai vị hộ vệ cho Phật) xây dựng vào năm 1830
Khu vườn Naritasan mở cửa vào năm 1928
Chính điện (Great Pagoda) mới được dựng lên vào năm 1984
Nơi cầu nguyện mỗi ngày của các vị sư tăng trong chùa Naritasan
Nếu đã đến khám phá ngôi đền Phật giáo 1.000 năm tuổi này thì hãy nán chân lại và tham dự lễ tế lửa được thực hiện nhằm tôn vinh thần lửa Fudo Myouou quan trọng của Nhật Bản.
Thần lửa Fudo Myouou được thờ tại ngôi chùa
Buổi tế lửa sẽ được thực hiện ngay tại đại sảnh với các hoạt động như đánh trống, tụng kinh, đốt lửa để cúng thần. Đặc biệt hãy thử bói cho mình một quẻ về tương lai từ các máy tự động đưa ra những llời đoán vận mệnh được viết trên một dải giấy và hỏi các thầy bói ở khuôn viên đền để được nghe giải thích từ quẻ bói.
Chùa Naritasan Shinsho-ji mở cửa hàng ngày và không thu phí vào tham quan. Nhiều du khách lựa chọn đến thăm địa điểm bề thế này từ Sân bay Quốc tế Narita, chỉ cách 8 km về phía đông.
Naritasan không chỉ là một ngôi chùa, mà còn là một bách khoa thư về nhiều giai đoạn lịch sử của nước Nhật.
Và bởi thế, tới Naritasan, ngoài du khách hành hương, còn có rất đông học sinh đủ lứa tuổi. Mỗi nhóm chừng 10-15 em, có hướng dẫn viên đi cùng và những bài học lịch sử, văn hoá được trao đổi ngay dưới mái chùa, thật thú vị.
Nếu đã đến ngôi chùa nghìn năm tuổi này thì hãy thong thả rảo bước trên con đường nhỏ Omote-Sando dẫn đến chùa Naratasan bởi sẽ để lại cho du khách những kỉ niệm khó phai.
Con đường Omote-Sando dẫn đến chùa Naritasan
Những ngôi nhà gỗ được xây dựng theo kiểu truyền thống, những cửa hàng bán đồ lưu niệm, những tiệm ăn với kiểu trang trí mang đậm màu sắc Nhật Bản cùng với hương vị đặc trưng từ cá khô sẽ giúp du khách dễ dàng nhận ra con đường Omote-Sando này.
Sự tập nập, nhộp nhịp của con đường Omote-sando dẫn đến chùa Naritasan
Những cửa hàng bán cá khô, tôm khô đủ loại hai bên đường còn cá tươi được để trong các chậu đầy ắp nước đặt ngay bên vỉa vè cùng với đặc sản của vùng Narita, chính là lươn. Những cửa hàng cơm lươn san sát trên phố Omote-sando. Nét độc đáo của cơm lươn ở đây là thực khách được nhìn tận mắt món ăn của mình được chế biến như thế nào.
Các đầu bếp trình diễn thoăn thoắt những công đoàn để làm ra món cơm lươn từ bắt, lột da, cắt khúc, xiên vào que tre và cho vào lò nướng.
Chén cơm lươn nướng sốt teriyaki nóng hổi, thơm lừng ăn kèm với chén súp lươn dậy mùi thơm mà không hề tanh đã trở thành một đặc sản của vùng Narita, thu hút biết bao du khách đến đây để một lần được thưởng thức món ăn thơm ngon này.
Độc đáo của món cơm lươn ở đây là thực khách được nhìn tận mắt món cơm lươn của mình được chế biến như thế nào. Món cơm lươn nướng với sốt teriyaki nổi tiếng của Nhật Bản, nhưng ăn ở Omote-sando, đặc biệt được kèm thêm chén súp lươn, một trong những đỉnh cao tinh tế nấu ăn của người Nhật.
Chén súp thật trong, dậy mùi thơm của lươn mà không tanh và bộ ruột lươn được làm sạch nằm dưới đáy chén, bùi và ngậy không thể tả…
Sân bay Narita Sân bay quốc tế Narita là một sân bay quốc tế tọa lạc tại Narita, tỉnh Chiba, Nhật Bản, phía Đông của Vùng Đại Tokyo. Đây được coi là lối vào của Nhật Bản theo như tên gọi thật sự của nó và Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay vận chuyển hành khách đến và đi Nhật Bản và cũng là điểm kết nối hàng không chính giữa châu Á và châu Mỹ.
Toàn cảnh sân bày quốc tế Narita
Năm 1962 chính phủ Nhật Bản tiến hành lên kế hoạch xây dựng một sân bay thay thế cho sân bay Haneda – Sân bay quốc tế Tokyo đang ngày một quá tải. Tuy nhiên quá trình xây dựng sân bay Narita cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như người dân tại khu vực không muốn rời bỏ vùng đất mình đã sinh sống bấy lâu từ đó dẫn đến làn sóng phản đối việc xây dựng sân bay. Vì thế việc xây dựng đã bị kéo dài.
Năm 1978 sân bay Narita mới được khánh thành và đưa vào hoạt động.
Đến ngày 1/4/2004, sân bay Narita đã được tư nhân hóa và chính thức đổi tên thành Sân bay quốc tế Narita. Sau khi tư nhân hóa, sân bay này đã có những sự cải thiện không ngờ về dịch vụ cũng như các dự án.
Sân bay quốc tế Narita đã đạt được mức vận tải kỷ lục là sân bay tấp nập và vận chuyển hàng hóa lớn thứ 2 Nhật Bản, sân bay vận chuyển hàng hóa tấp nập thứ 3 thế giới và có số người sử dụng các chuyến bay quốc tế nhiều nhất Nhật Bản. Hiện tại sân bay quốc tế Narita có Terminal 1 và Terminal 2 và dự định sẽ mở thêm terminal 3 trong năm 2015.
Terminal 1 của sân bay
Bên trong các Teminal có các khu vực làm thủ tục trước và sau khi xuất cảnh, ở mỗi khu vực đều có nhà hàng, quầy bán hàng lưu niệm và quầy sách. Ở khu vưc sau khi làm thủ tục xuất cảnh tại Terminal 1 có một Brand Mall miễn thuế rất yên tĩnh.
Đặc biệt là “Tax Free Akihabara”, đây là nơi trưng bày và bán những món quà lưu niệm với những sản phẩm ngon và tốt nhất Nhật Bản.
Hơn nữa, ngoài ngân hàng, quầy đổi tiền còn có đầy đủ các dịch vụ cũng như các thiết bị tiện lợi cho du lịch như phòng lễ bái, văn phòng hướng dẫn tham quan cho người nước ngoài, chỗ đặt khách sạn…
Sân bay quốc tế Narita gần như đã giúp du khách chuẩn bị sẵn tất cả mọi thứ ngay tại sân bay trước khi bắt đầu một chuyến du lịch tại đất nước Nhật Bản.
Aeon Mall Narita Sau bữa cơm trưa lươn nướng teriyaki không thể quên trên con phố Omote-sando, biết không còn đủ thời gian để tiếp tục khám phá Narita, chúng tôi quyết định quay trở lại sân bay. Nhưng trước khi trở lại sân bay Narita, có một nơi rất gần chùa Naritasan mà bạn không thể không tới, đó là trung tâm mua sắm Aeon Mall Narita.
Aeon Mall Narita là trung tâm mua sắm nằm ở thành phố Narita của tỉnh Chiba. Bên trong gồm khoảng 150 cửa hàng thuộc hệ thống Aeon đa dạng, phong phú từ các mặt hàng như thực phẩm, quần áo, vật tư y tế, các shop thời trang, cửa hàng đồ trang sức, nhà hàng, thẩm mỹ viện... Đặc biệt có cả một trung tâm chiếu phim hiện đại Humax Cinema Theaters.
Các cửa hàng ở đây không có gì khác biệt so với các trung tâm mua sắm khác nhưng Aeon Mall Narita nằm ngay sân bay Narita nên rất tiện cho các hành khách tại sân bay này hoặc những khách trọ ở các khách sạn lân cận.
Với giá cả phải chăng Aeon Mall Narita trở thành một điểm đến thu hút nhiều khách hàng đến ăn uống và mua sắm. Đặc biệt ở đây có cửa hàng 100 yên (tất cả các món đồ đều đồng giá 100 yên, khoảng 22.000 đồng) mà bạn khó có thể ra cửa tay không.
Các đồ dùng trong nhà, đồ nhà bếp, được bán với giá rẻ “giật mình” nếu so với mặt bằng giá cả chung ở đất nước được liệt vào hàng đắt đỏ nhất thế giới này. Và nếu gặp may, bạn sẽ có thể tìm được những món hàng bày mẫu, hàng thử, hàng “recycle” (hàng đã qua sử dụng) đảm bảo chất lượng, được bán với giá rất mềm như những đôi giày “made in Japan” chỉ 1.000 yên, “made in Spain” hoặc “made in Italy” chỉ 2.000-3.000 yên…
Vào Aeonmall cũng rất dễ … lạc trong ma trận hàng hoá. Những món đồ tiêu chuẩn Nhật Bản không chỉ nổi tiếng về chất lượng mà còn rất độc đáo, khác biệt về kiểu dáng thiết kế chỉ có ở Nhật. Bởi vậy, đến Aeon Mall Narita, ngoài việc “canh” túi tiền, còn phải “canh giờ”, nếu không muốn lỡ chuyến bay.