PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI TẠI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU

Thứ ba - 31/12/2019 06:15
Năm 2019 sắp qua để cùng chào đón 2020, mỗi quốc gia đều có những phong tục và truyền thống đón năm mới khác nhau. Hãy cùng UniViet Travel điểm qua phong tục đón giao thừa, tạm biệt năm cũ chào đón năm mới của một số quốc gia ở Châu Âu, để thấy được những nét độc đáo và thú vị ở Châu Lục này

  1. PHÁP
 


Người Pháp gọi đêm giao thừa là La Saint-Sylvestre. Có câu nói:"người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới", câu nói này bắt nguồn từ việc người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp quan niệm, vào ngày Tết phải uống cạn tất cả rượu mà họ có, làm như vậy thì trong năm mới sẽ được vạn sự như ý. Nếu như uống rượu vẫn còn, trong năm mới sẽ gặp nhiều điềm xui rủi.

Và vào ngày đầu năm, mọi người đều có phong tục xem hướng gió, gió Nam mang lại điềm lành về một năm mưa thuận gió hoà, bình an; gió Tây tốt cho ngành ngư nghiệp và vắt sữa bò; gió Đông mang lại vụ mùa hoa quả tốt tươi; không may, gió Bắc sẽ là điềm xấu về một năm mất mùa.

Người Pháp đón năm mới bắt đầu từ ngày 01/01, song ở mỗi miền của nước Pháp, phong tục đón giao thừa có chút khác biệt. Ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, nam thanh nữ tú dắt nhau vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm, anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ''Vua tầm gửi'', có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 01.

Tại thủ đô Paris, nếu trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, ai gặp một hoặc ba anh lính thuỷ thì may mắn theo suốt năm.
 
 
  1. SCOTLAND
 


Với pháo hoa sáng rực và những người đàn ông trong bộ váy áo truyền thống “Kilt” diễu hành trên đường phố, người dân Scotland tổ chức lễ hội mùa đông "Hogmanay" vào ngày 31-12. Chính xác là vào nửa đêm, mọi người đi bộ từ nhà này sang nhà khác hát bài hát dân gian cổ xưa của người Celtic "Auld Lang Syne". Và nếu họ rung chuông cửa nhà bạn, họ sẽ mang lại may mắn cho bạn - và có thể là kèm theo một chai rượu whisky để cùng chúc năm mới.
 
  1. ĐỨC
 


Tục đón tết tại Đức Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".
Đêm giao thừa tại Đức, mỗi nhà thường bày lên trên bàn tiệc một chiếc đĩa có đựng 12 củ hành. Các củ hành được khoét những lỗ nhỏ và rắc muối vào. Mỗi củ hành được đặt tên cho mỗi tháng trong năm. Ở các vùng nông thôn Đông Đức cũ, người dân còn có tục lệ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném xuống nước, sau đó vớt chì lên, căn cứ theo hình dáng màu chì người ta tiên đoán trong năm làm ăn phát đạt hay thất bại.
Người Đức nổi tiếng là tiết kiệm, nhưng họ cũng để lại một phần các món trong các bữa ăn đầu năm mới cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết. Ngoài ra, người ta còn cho vào tủ đựng thức ăn một con cá chép vì tin rằng nó mang lại sự thịnh vượng. Tại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.
Khi đồng hồ điểm 0h đêm giao thừa cũng là lúc mà người dân ở Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New Year". Sau đó, mỗi gia đình quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn với đầy đủ món ăn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Người Đức quan niệm nếu ăn cà rốt và bắp cải sẽ mang đến sự ổn định về tài chính.
 
  1. HÀ LAN
 


Người Hà Lan lao xuống biển lạnh trong ngày đón năm mới
Vào ngày mùng một tháng Một mỗi năm, hàng chục nghìn người dân Hà Lan cũng như nhiều nước trên thế giới vẫn đổ về bất chấp cái giá lạnh thấu xương của vùng biển lạnh, đã lao xuống biển ngụp lặn.
Sự “liều mình như chẳng có” này khiến người dân thế giới không khỏi thót tim mỗi khi có dịp chứng kiến. Tuy nhiên, với những người dân yêu thích phong tục này thì được lạnh cóng dưới biển chính là khao khát trong ngày đầu năm mới. Và theo quan niệm của người dân nước này, càng lặn ở những giờ phút gần giao thừa người ta càng nhận được nhiều may mắn trong năm mới. Đất nước của những cối xay gió này có đến 60 bãi biển và vùng biển Scheveningen được nhiều người lui tới trong dịp năm mới nhất.
Kể từ năm 1960, phong tục này mới chính thức trở thành phong tục của ngày đầu năm mới ở nước này và được đặt tên là New Year's Day. Phong tục này được chính thức hình thành sau khi một câu lạc bộ bơi ở nước này ngẫu hứng nảy ra sáng kiến tổ chức bơi, lặn ở vùng biển Bắc để chào đón năm mới và gây quỹ từ thiện. Kể từ đó, phong trào bơi vào ngày đầu năm mới phát triển rầm rộ. Người ta thậm chí còn tổ chức thành lễ hội hoành tráng.
Bên cạnh đó, phong tục này không chỉ nhằm cầu mong may mắn cho bản thân trong năm mới mà người dân Hà Lan cũng như các nước khác trên thế giới còn hướng đến một hoạt động thiện nguyện đầy nhân văn khác đó là quyên góp tiền từ thiện cho những trẻ em nghèo.
Tại Hà Lan, ở những vùng biển có nhiều người đến bơi, lặn trong ngày đầu năm mới, chính quyền địa phương tổ chức bán vé. Để có thể được đứng trên bãi biển, mọi người đều phải mua vé với giá 3 euro. Dù là người tham gia bơi dưới dòng nước lạnh hay đơn giản chỉ đứng xem và chụp ảnh thì cũng đều phải mua vé. Và toàn bộ số tiền thu được này sẽ xung quỹ từ thiện.
 
  1. Ý
 


Một trong những phong tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Ý là ăn nho, bánh và tổ chức nhiều cuộc vui rồi xuất hành với quan niệm: nếu gặp người già, người gù thì sẽ may mắn cả năm và ngược lại - sẽ xui xẻo nếu gặp phải trẻ con, tu sĩ! Khi chúc Tết nhau, thường phải kèm theo bài hát, câu hát năm mới. Thời tiết 12 ngày đầu năm được coi là tương ứng với thời tiết 12 tháng trong năm.
Trong ngày đẩu tiên của năm mới, người dân Italy thi nhau nhảy xuống con sông Tiber từ cây cầu Cavour với đức tin hành động này mang lại may mắn và thành công cho mọi người trong năm mới. Tục lệ này có từ năm 1946.
 Rome, dân cư thành phố tập trung tại khu Piazza del Popolo. Họ tưng bừng đón mừng lễ hội bằng những điệu nhạc roc và pop, khiêu vũ và dĩ nhiên, có cả bắn pháo hoa. Lễ hội kéo dài nhộn nhịp đến tận đêm. Khu vực gần nhà thờ Santa Maria del Popolo có trưng bày những phong cảnh Chúa theo truyền thống kéo dài đến ngày 8 tháng Giêng của Năm mới, đến từ 100 vùng trên toàn nước Ý và các quốc gia khác trên thế giới
Ở Venice, nhiều nhà hàng tại Venice tưng bừng với những lễ hội bắt đầu từ 9 giờ sáng và kéo dài đến tận nửa đêm. Tuy nhiên, vẫn có một số nhà hàng đóng cửa vào năm mới, đặc biệt những nơi phục vụ món bánh pizza, món ăn Tàu, nhà hàng khách sạn vẫn mở cửa bình thường. Tại quảng trường thánh St Mark tổ chức lễ hội lớn có biểu diễn nhạc và bắn pháo hoa rất hoành tráng. Vào ngày năm mới, nhiều người thích tắm trong nước lạnh tại khu bờ biển Lido, đó là cách giúp họ loại bỏ những điều kém may mắn trong năm cũ.
 
  1. BỈ
 


Đêm giao thừa tại Bỉ được gọi là Sint Sylvester Vooranvond hay đêm Saint Sylvester. Người dân Bỉ tổ chức những bữa tiệc gia đình đêm giao thừa. Lúc nửa đêm, mọi người sẽ hôn nhau, trao cho nhau những tấm thiệp chúc may mắn, riêng trẻ con, chúng mua những tấm giấy đủ màu sắc để viết lời chúc mừng năm mới cho bố mẹ đẻ và bố mẹ đỡ đầu rồi đọc lên vào sáng mùng một Tết.
Đặc biệt, vùng nông thôn ở Bỉ vẫn còn giữ một phong tục rất thú vị là “chúc tết vật nuôi”. Vào buổi sáng sớm ngày tết dương lịch, việc làm đầu tiên là mọi người đi đến bên các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo… và giả vờ như đang muốn thông báo đến chúng : “năm mới đến rồi, chúc vui vẻ”.
 
  1. THỤY SĨ
 




Người Thụy Sĩ đón tết vào ngày 13 tháng 1 (theo lịch Julian cũ). Trong ngày này, mọi người đổ ra đường trong mặc những bộ quần áo, mũ truyền thống để cầu may và xua đuổi tà ma. Người ta tin rằng sẽ gặp may mắn khi để những giọt kem rơi trên nền nhà vào ngày đầu năm vì như vậy sẽ có nhiều của cải tràn vào nhà.
 
  1. ĐAN MẠCH
 


Theo truyền thống lâu đời, Nữ hoàng Margrethe II của Đan Mạch tổ chức một bài phát biểu năm mới vào lúc 6 giờ chiều, phát trên tất cả các đài phát thanh và truyền hình. Tiếp theo là những bữa tiệc tối xa hoa với vô vàn món ăn được kèm theo một lượng lớn rượu sâm banh và chắc chắn không thể thiếu món bánh "Kransekage" - một chiếc bánh vòng bằng hạnh nhân lớn. Mọi người có thể thức dậy lúc nửa đêm và nhảy qua ghế và bước sang năm mới.
 
  1. ÁO
 


Ở Áo, điệu Waltz Danube truyền thống nổi tiếng luôn thống trị các lễ hội đón năm mới. Các lễ hội nhảy Waltz sẽ bắt đầu với món bánh được gọi là "cá ngọt", một loại bánh quy mang lại may mắn cho năm mới. Tuy nhiên, điều rất quan trọng quan trọng khi ăn món này là bạn phải ăn phần vây cá trước tiên, nếu không thì vận may có thể "bơi" xa bạn trong năm mới.
 
  1. TÂY BAN NHA



Vào nửa đêm giao thừa ở Tây Ban Nha, mọi người nuốt một quả nho vào mỗi khắc của đồng hồ. Bạn phải hết sức cẩn thận để không bị nghẹn cũng như không ăn quá nhiều hoặc quá ít - nếu không thì năm mới có thể không diễn ra như bạn mong muốn. Ở các thị trấn và làng mạc trên cả nước, người dân tụ tập trên những quảng trường trung tâm tưng bừng với những trái nho trong miệng. Đến khoảng 5 giờ sáng, họ ăn churros, một loại bánh rán truyền thống.

Nguồn tin: Tổng Hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Comment Facebook

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn