Điện Biên - Mảnh đất anh Hùng

Thứ tư - 31/07/2013 21:40
điện biên

         Căn cử chỉ huy của của Đại tướng Võ Nguyên giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điên Biên

Thành phố Điện Biên Phủ cách thủ đô Hà Nội gần 500km và là địa danh không chỉ đi vào lịch sử Việt Nam mà cả trong lịch sử chiến tranh thế giới hiện đại. Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã gây tiếng vang lớn, giúp cả thế giới biết đến địa danh nhỏ bé này của Việt Nam.

Nằm trên cánh đồng Mường Thanh bằng phẳng, chạy dọc theo thung lũng sông Nậm Rốn, thành phố Điện Biên Phủ lọt thỏm giữa lòng chảo rộng với nhiều dãy núi trùng điệp bao quanh. Điện Biên còn là mảnh đất cư trú của 21 dân tộc anh em với những phong tục tập quán đặc thù làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của một vùng đất. Ngoài rượu sâu chít, măng đắng, thịt trâu sấy khô, thổ cẩm, ở đây còn có một đặc sản quý, thấm đậm tình người, đó là lòng mến khách. Sự kết hợp giữa quần thể di tích lịch sử với bản sắc văn hóa dân tộc cùng thiên nhiên hùng vĩ đã biến nơi đây thành miền đất anh hùng, một điểm đến đầy thú vị và hấp dẫn của du khách - nhà báo Tô Hợp cho biết thêm.

điện biên

                                                      Thành phố Điện Biên ngày nay

Điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến trong quần thể di tích ở Điện Biên là khu di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, cách trung tâm thành phố khoảng 40km. Hai bên đường vẫn còn đó những cánh rừng nguyên sinh với bạt ngàn hoa trẩu trắng, khu di tích nguyên là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Sở chỉ huy chiến dịch đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh tấn công dẫn đến thắng lợi của ta vào ngày 7-5-1954. Sở chỉ huy chiến dịch là một hệ thống phòng thủ dã chiến bao gồm các hầm hào, lán trại liên hoàn được làm bằng những vật liệu đơn sơ như cây, tre, luồng, lá móc, lá gồi có sẵn. Các công trình được phân bố theo thứ tự từ trạm gác tiền tiêu đến lán và hầm làm việc của cơ quan thông tin và Cục trưởng thông tin Hoàng Đạo Thúy; lán và hầm làm việc của đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái... Mặc dù đã được phục dựng nhiều lần, nhưng nơi đây vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và là nguồn tài nguyên phục vụ du lịch vô cùng quý giá của Điện Biên.

điện biên

                                Một phần khu di tích Sở chỉ huy trong
 chiến dịch Điện Biên Phủ

Nằm về phía Đông thành phố (thuộc phường Mường Thanh), đồi A1 là điểm cao quan trọng nhất của tập đoàn cứ điểm do thực dân Pháp xây dựng. Điểm cao này có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong che chắn và bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Để tiêu diệt cao điểm, bộ đội công binh đã đào hầm ngầm trong lòng đồi A1 đến dưới hầm cố thủ của đối phương và đặt vào đó lượng thuốc nổ gần một tấn. Đến thăm đồi A1, du khách được tận mắt chứng kiến hầm chỉ huy kiên cố, hệ thống hầm ngầm, hào chi viện cùng hệ thống giao thông hào chằng chịt của quân đội Pháp... Đó là cỗ xe tăng của giặc bị ta phá hủy tại chiến trường cùng chiếc hố hình phễu - dấu tích của khối bộc phá ngàn cân, giúp bộ đội ta xóa sổ trung tâm đề kháng đồi A1, làm suy giảm mạnh sức chiến đấu của quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm.

điện biên

                                                                   Khu đồi A1 ngày nay

Đứng trên nóc hầm “De Castries”, chúng tôi càng tự hào hơn về ý chí chiến đấu quật cường của những thế hệ đi trước. Bởi 59 năm trước, nơi chúng tôi đang đứng là cơ quan đầu não của một tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm, được xây dựng kiên cố bằng những vật liệu tốt nhất và được bảo vệ bằng các loại vũ khí và khí tài quân sự hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tại căn hầm này, tướng Christian de Castries đã cùng ban tham mưu vạch ra những chiến lược và chiến thuật hòng tiêu diệt quân ta, nhưng chính họ lại bao phen “thất điên bát đảo” vì phải đối phó với các cuộc tấn công như vũ bão của quân đội ta. Để rồi, trong ngày 7-5-1954 lịch sử, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm và tướng Christian de Castries bị bắt cùng ban tham mưu khi chưa kịp đeo lên mình quân hàm tướng.

điện biênđiện biênđiện biên

Những điểm du lịch tại Điện Biên: 


Hồ Pá Khoang
Vị trí: Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km.
Đặc điểm: Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú là những dân tộc còn giữ được những phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc ...
Khu vực hồ có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch như: thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng... Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có nhiều loại cá và thực vật nổi (có khoảng 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 6 loài động vật đáy...)
Hồ Pá Khoang nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa là những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu với những luồng gió nam mát dịu. Tất cả tạo nên một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người.

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ
Vị trí: Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía đông.
Đặc điểm: Đây là nơi làm việc của các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái…
Để đến đây du khách phải đi bằng ô tô, vượt qua dốc Tà Lơi hiểm trở và nhiều đoạn đường quanh co, khúc khuỷu. Gần với Sở chỉ huy có đài quan sát trên đỉnh núi độ cao trên 1.000m, từ đài quan sát này có thể bao quát hoạt động và diễn biến ở thung lũng Mường Thanh. Đến sở chỉ huy, du khách sẽ được thăm:
Chòi canh gác số 1
Hầm thông tin liên lạc
Đài quan sát
Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Lán ở và làm việc của Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
Đường hầm xuyên núi dài 96m nối liền lán của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái
Hầm của ban cố vấn Trung Quốc
Nhà hội trường
Hầm ban chính trị

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ
Vị trí: Bảo tàng Điện Biên Phủ nằm đối diện với nghĩa trang liệt sĩ trên đồi A1, trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Bảo tàng Điện Biên Phủ được xây dựng vào năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Vào cuối năm 2003, bảo tàng Điện Biên Phủ đã tiến hành nâng cấp và chỉnh lý lại khu trưng bầy. Đến nay bảo tàng có 5 khu trưng bầy với 274 hiện vật và 122 bức tranh theo từng chủ đề sau:
Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ
Tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ
Đảng chuẩn bị đường lối chỉ đạo cho chiến dịch Điện Biên Phủ
Ảnh hưởng của chiến thắng Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ ngày nay

điện biên

               Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ được hoàn thành kỉ niệm 60 năm chiến thắng 

Tượng Đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Vị trí: Tượng đài được đặt trên đỉnh đồi D1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Tượng đài được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2004)
Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 anh bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6m, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6m kết cấu bêtông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau.

điện biên

                                             Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ

Hầm chỉ huy tướng Đờ Cát 
Vị trí: Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Cấu trúc và cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên.
Đứng trên một ngọn đồi cao ta có thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Tuy nhiên quân đội Việt Nam đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55 ngày đêm mới có thể chiếm được hầm Đờ Cát. Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m và rộng 8m, bao gồm bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc.
Ngày nay du khách có thể nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm. Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.

điện biên
                          Toàn bộ căn hầm của ban chỉ huy Pháp trong
 chiến dịch Điện Biên Phủ

Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng. Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng Đờ Cát tại bàn làm việc.

Đồi A1
Vị trí: Hang Thẩm Báng thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Hang Thẩm Báng đã được xếp hạng di tích và là một điểm tham quan của du khách.
Đây là hang đá có vẻ đẹp tự nhiên và còn nguyên vẹn. Lòng hang rộng và sâu, cao gần 100m, có nhiều ngách.
Giữa hang có phiến đá to bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn lên các vách, trần đá, nhiều măng đá, nhũ đá tạo thành những hình thù những con rồng, con phượng, sư tử, voi quì hoặc những đoá phong lan tuyệt đẹp.
Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang đá đẹp mà tại đây, nhân dân địa phương đã phát hiện một số loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẩu xương động vật hoá thạch.

Hang Thẩm Báng
Vị trí: Hang Thẩm Báng thuộc huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Đặc điểm: Hang Thẩm Báng đã được xếp hạng di tích và là một điểm tham quan của du khách.
Đây là hang đá có vẻ đẹp tự nhiên và còn nguyên vẹn. Lòng hang rộng và sâu, cao gần 100m, có nhiều ngách.
Giữa hang có phiến đá to bằng phẳng như mặt bàn. Nhìn lên các vách, trần đá, nhiều măng đá, nhũ đá tạo thành những hình thù những con rồng, con phượng, sư tử, voi quì hoặc những đoá phong lan tuyệt đẹp.

điện biên

Hang Thẩm Báng không chỉ là một hang đá đẹp mà tại đây, nhân dân địa phương đã phát hiện một số loại rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá, một số mẩu xương động vật hoá thạch.

Đèo Pha Đin 
Vị trí: Đèo Pha Đin nằm trên đường từ Hà Nội lên Điện Biên, ở ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên.
Đặc điểm: Đèo dài 32km, địa thế rất hiểm trở, chênh vênh. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (cũ), người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau. Nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới. Ngựa Lai Châu phi nhanh hơn, nên phần đèo thuộc về Lai Châu (nay thuộc tỉnh Điện Biên) dài hơn phần đèo của Sơn La.

điện biên

Với độ cao trên 1.000m khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua" hiểm trở. Ðược vượt đèo Pha Ðin là một cuộc du lịch đầy thú vị của du khách trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
Vị trí: Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên, cách Tp. Hà Nội khoảng 500km về phía tây.
Đặc điểm: Chiến trường Ðiện Biên là một di tích lịch sử ghi lại chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến anh dũng chống thực dân Pháp.
Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Sơn La, Thuận Châu, vượt đèo Pha Ðin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Ðiện Biên. Thung lũng Ðiện Biên bốn bề là núi bao bọc với nhiều ngọn đồi ở phía đông và cánh đồng Mường Thanh dài 20km, rộng 6km, có sông Nậm Rốn chảy qua nên vùng đất Ðiện Biên này rất màu mỡ. Từ cuối năm 1953 thực dân Pháp đã đổ quân chiếm đóng Ðiện Biên và thành lập ở đây một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh được trang bị nhiều vũ khí hiện đại.
Tại thung lũng Ðiện Biên đã diễn ra cuộc chiến đấu cực kỳ anh dũng của quân dân Việt Nam suốt 55 ngày đêm với đội quân viễn chinh xâm lược của thực dân Pháp (13/3/1954 - 7/5/1954), bắt sống tướng Ðờ Catri (De Castries) và toàn bộ ban chỉ huy, loại khỏi vòng chiến đấu 16.000 quân địch. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ đã gây một tiếng vang lớn chấn động địa cầu, khắp năm châu đều biết đến Ðiện Biên Phủ - Việt Nam.
Các di tích nổi bật của chiến trường Ðiện Biên năm xưa là đồi A1, C1, C2, D1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Ðộc Lập, cầu và sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng Ðờ Catri.
Quần thể di tích Sở chỉ huy Chiến dịch ở xã Mường Phăng, cách Tp. Ðiện Biên Phủ gần 30km, bên cạnh khu du lịch hồ Pá Khoang cảnh đẹp như trong thần thoại. Nối hai lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái là một đường hầm dài 96m, đào xuyên qua đồi để tránh bom và đạn đại pháo. Những bậc cấp dẫn lên miệng hầm (cũng là lán của Đại tướng) nay đã phủ rêu phong của thời gian.

điện biên
                              Điện Biên tràn ngập sắc hoa ban mỗi khi đến mua hoa ban

Ðiện Biên Phủ từ xưa vừa là nơi giao lưu văn hóa và kinh tế của các dân tộc vùng biên ải Việt - Lào - Hoa và vừa là vùng tranh chấp thế lực giữa các lãnh chúa phong kiến. Trong nhiều thế kỷ, chiến tranh đã bao lần diễn ra trên cánh đồng Mường Thanh. Mãi đến năm 1777, phủ Ðiện Biên mới chính thức được thành lập, cuộc sống yên bình trở lại, dân cư bắt đầu tụ tập, ổn định và xây dựng cuộc sống. Do vị trí địa lý độc đáo, nơi "một tiếng gà gáy ba nước đều nghe thấy", trong vùng lòng chảo khá phồn thịnh, nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa bản địa, người Lào, người Myanmar và cả các dân tộc miền nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ Ðiện Biên, hàng hoá -chủ yếu là hàng nông thổ sản của vùng Tây Bắc, được vận chuyển qua cửa khẩu Tây Trang, cách thành phố 30km về phía Tây, để sang Lào, Thái Lan và Myanmar, đổi lấy hàng tiêu dùng.
Bên dưới vẻ phù hoa của Phố Cũ, đằng sau nét tráng lệ của những con đường và biệt thự nơi phố mới, có một nét đẹp riêng của phủ Ðiện Biên dễ làm say lòng khách phương xa: người Kinh, người Thái, người H' Mông... mỗi dân tộc có lối sống riêng, có nền văn hoá riêng, trang phục riêng thật thuần khiết và rất mến khách. Ta có thể gặp họ bất cứ ở đâu, trong buổi chợ sớm bên cầu Mường Thanh, ven lối mòn về bản, trong phòng đợi của sân bay Ðiện Biên... Những con người ấy, cùng với thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp in đậm dấu ấn lịch sử, là thứ tài nguyên vô giá có sức hấp dẫn riêng đối với du khách mà không thể có ở nơi khác.

điện biên
                                                             Vẻ đẹp Điện Biên 

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch Đện Biên: 

Di chuyển
Thành phố Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474km, cách biên giới với Lào khoảng 35km (qua cửa khẩu Tây Trang). Về giao thông, thành phố này phát triển cả về đường bộ lẫn đường hàng không. Với tuyến đường bộ, du khách có thể xuất phát tại các điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Lào Cai. Với đường hàng không, bạn có thể xem thông tin tại các đại lý vé máy bay.
Bằng phương tiện công cộng
Có thể mua vé xe đi Điện Biên ở các bến xe miền Bắc. Lưu ý tham khảo ngày giờ xuất bến của cả hai điểm cũng như những địa danh có thể đi qua để lên kế hoạch tham quan chi tiết.
Từ Hà Nội lên Điện Biên liên tục có các chuyến xe xuất phát tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình và bến xe Nước Ngầm.
Đến Điện Biên Phủ, bạn có thể thuê xe ôm chở đến các điểm tham quan.
Kinh nghiệm của những người từng đến đây nên thuê một xe ôm chở mình đến tất cả các điểm trong thành phố. Phí di chuyển dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/người. Mức giá khá rẻ so với taxi.
Bằng phương tiện cá nhân
Khoảng cách từ Hà Nội đến Điện Biên khá xa, để bảo đảm an toàn, bạn nên di chuyển bằng xe con hay các phương tiện công cộng, hạn chế xe máy. Đến nơi có thể thuê xe ôm như hướng dẫn trên.
Từ Hà Nội – Điện Biên đi như sau: theo quốc lộ 6 qua Sơn La, vượt đèo Pha Đin sang Tuần Giáo rồi rẽ theo quốc lộ 279 vào Ðiện Biên.
Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ xe và tuân thủ đúng luật ann tòan giao thông đường bộ.

Đến vào mùa nào?
Mùa nào Điện biên cũng đẹp nhưng nếu muốn thăm di tích thì bạn nên đi vào mùa nắng, còn nếu muốn cảm nhận vẻ đẹp của “lòng chảo xanh Điện Biên” thì đến vào mùa mưa. Riêng ngày 7/5 hàng năm có rất nhiều hoạt động mừng văn nghệ của nhiều dân tộc tại đây.

Nhà nghỉ, khách sạn
Giá phòng ở các nhà nghỉ, khách sạn ở Điện Biên dao động từ 150.000 – 500.000 đồng. Những khách sạn có thể tham khảo là khách sạn Công Đoàn, khách sạn ủy ban; Xổ số; Công đoàn; Hà Nội Điện Biên Phủ.

Đặc sản Điện Biên
Các món mua về làm quà gồm thịt trâu khô, thịt lợn gác bếp, gà Tủa Chùa, rượu Mông Pê, rượu sâu chít...

điện biên
                                             Trâu khô gác bếp - đặc sản Điện Biên

Các món ăn trực tiếp gồm các món được chế biến từ cá sông Đà, sông Nậm Rốm như pỉnh tộp, cá mọ, cá pa giảng..., các món chấm chéo tùy theo mùa như măng đắng, măng ngọt;

điện biên

điện biên
               Pỉnh Tộp là món cá chép nướng ngay trên lửa than hồng của các dân tộc tại Điện Biên

rau cải ngồng, rau dớn… đồ nướng (lam nhọ) được tẩm ướp đặc biệt hay lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng Ngoài ra, cũng nên thử xôi chim, cơm lam.

điện biên
                                     Rau dớn của Điện Biên nhưng cũng chính là rau Đọt choại 

Nếu muốn thưởng thức các món ngon tại các bản, bạn phải báo cho trưởng làng trước khi đến.
Mang gì khi đến Điện Biên?
Trang phục gọn gàng kín đáo. mang cả giày cao gót và giày dép bệt nếu thích.
Mang theo áo khoác để chống lạnh, chống nắng.
Dụng cụ đi mưa và đi nắng tùy vào thời điểm đến.
Mang lều nếu có ý định cắm trại. Lưu ý số người tham gia cắm trại không dưới 10 người.

UniViet kính chúc Quý Khách chuyến du lịch Điện Biên vui và thú vị!!!


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Comment Facebook

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn