ẨM THỰC NHẬT BẢN (Phần 3)

Thứ hai - 05/06/2017 01:15
Sekihan (cơm đỏ) là món ăn truyền thống Nhật Bản – xôi được nấu với đậu đỏ azuki nên cho màu đỏ như cái tên. Sekihan được dùng trong những dịp đặc biệt ở xứ sở hoa anh đào như là sinh nhật, đám cưới, các ngày lễ như Lễ Thành Nhân. Thực chất, sekihan có mối quan hệ mật thiết với các bữa tiệc ăn mừng đến mức, khi người Nhật nói “Hãy sekihan nào!”, ý họ là “Hãy ăn mừng nào!”. Người ta tin rằng sekihan được dùng cho các buổi tiệc mừng bởi vì màu đỏ tượng trưng cho những điều may mắn ở Nhật Bản. Khi ăn sekihan, người ta thường rắc lên gomashio (loại gia vị trộn giữa mè đen rang và muối).

 
Wakame là rong biển đã được trồng ở Nhật Bản ít nhất 1300 năm. Wakame salad có thể bao gồm đậu hũ, hạt vừng và các loại rong biển khác. Nó thường trộn với nước tương, giấm và dầu.

Một dạng như mắm của Việt Nam. Món này được làm từ những miếng hải sản cắt nhỏ (mực ống, cua, cá mòi..) và ngâm trong nội tạng của chính nó cùng với 10% muối và 30% bột, ủ 1 tháng thì dùng được. Shiokara ngon nhất được ủ khoảng 6 tháng.


 
Đây là món bánh ngọt đặc sản của Nhật Bản. Bánh mì với lớp vỏ mỏng nướng giòn phủ một lớp đường mỏng, phần ruột bánh mềm, xốp và thơm hương dưa do bột đường nhào bằng nước ép dưa. 

 
Donburi là món ăn trong chén cơm của Nhật Bản, có cá, thịt, rau củ được nấu cùng với gạo. Các loại nước chấm cho món này khác nhau phụ thuộc vào mùa, nguyên liệu, vùng và khẩu vị. Loại nước chấm điển hình có nước dùng dashi, gia thêm hương vị bằng nước tương và rượu mirin. Tỷ lệ của nước chấm cũng thay đổi, nhưng thường thì tỷ lệ nước dùng dashi gập 3, 4 lần tỷ lệ nước tương và rượu mirin.

 
Goya Chanpuru là một món xào nổi tiếng của tỉnh Okinawa, nó được coi là một ăn đại diện cho ẩm thực phong phú và tuyệt mỹ của xứ Okinawa. Chanpuru thông thường gồm có đậu phụ hợp với một số loại rau, cá thịt, trứng, mayoshi (giá đỗ), goya (mướp đắng) và một số nguyên liệu khác.

 
Champon là món mì đặc sản của thành phố ẩm thực Nagasaki,Nhật Bản. Lấy nguồn cảm hứng từ ẩm thực Trung Quốc, nó cũng là một dạng mì của Nhật liên kết ẩm thực với đất nước trung tâm của thế giới, Champon dùng nguyên liệu chính là mì Ramen thức ăn kèm theo thường là thịt heo chiên, hải sản và rau quả với mỡ lợn hoặc có thể nấu nước dùng bằng thịt gà hoặc xương lợn được thêm vào. Không giống với các loại mì ramen khác, tùy thuộc vào vùng miền và thời tiết trong năm nên mì Champon có các hương vị và thành phần khác nhau.


 
Ozoni là "món súp của năm mới", nguyên liệu để nấu món canh này khác nhau tùy theo từng vùng. Ngay cả trong cùng một vùng thì cách nấu của mỗi gia đình nhiều khi cũng khác nhau. Dù vậy, những nguyên liệu có thể nói là không thể thiếu trong món canh này là: Omochi, đậu hủ, khoai, thịt gà, rau xanh, và các loại rau củ màu sắc khác. Trong đó Omochi là một loại được làm từ bột nếp, màu trắng, dẻo, dai, giống như bánh dày của Việt Nam vậy. Người Nhật cực kỳ yêu thích Omochi nên ở Nhật người ta nghĩ ra rất nhiều món có Omochi trong đó. Loại Omochi thường được dùng trong món canh này là Kirimochi (切り餅), tức là Omochi được cắt sẵn thành từng miếng mỏng, chỉ cần nướng qua rồi bỏ vào chén canh Ozoni mà thôi. Các nguyên liệu khác như đậu hủ, khoai, rau củ thì có thể dùng bất kỳ loại nào, tùy theo sở thích của mỗi gia đình.

 
Somen có sợi khá nhỏ (đường kính không quá 1.3 mm). Mì cũng làm từ bột mì, nhào nặn và kéo giãn như bình thường, nhưng sau đó phải được giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu mới có thể sử dụng. Người Nhật đã sáng tạo cách ăn mì Somen độc đáo, chính là dùng lạnh cùng với củ quả hay các loại thịt khác nhau, chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là Tsuyu. Và một trong những món ăn nổi tiếng của Nhật có sự góp mặt của loại mì này là Nagashi Somen - mì ống trúc - món mì thanh nhiệt dùng vào mùa hè. Thực khách muốn đón được mì phải đứng 2 bên máng tre, điều này khiến bữa ăn trở nên sôi động và vui nhộn hơn so với thói quen của người Nhật là ngồi ăn uống trong bầu không khí yên tĩnh. Điều này cũng thu hút rất nhiều du khách muốn thưởng thức món mì đặc biệt nhất thế giới này. Sau khi vớt mì, thực khách chỉ cần chấm qua sốt Tsuyu là có thể thưởng thức vị lạnh và ngọt của nước cùng sợi mì dai mềm hấp dẫn.

 
Korokke được làm bằng cách trộn thịt nấu chín hoặc hải sản, rau với khoai tây nghiền hoặc nước sốt trắng, hoặc cả hai, lăn nó trong bột mì, trứng, và breadcrumbs / panko, sau đó chiên cho đến khi chuyển sang màu nâu ở bề mặt ngoài. 

 
Kinpira được nấu bởi các rễ như gobou (cây ngưu bàng), renkon (củ sen) và cà rốt. Các thành phần được xào trước và sau đó đun sôi trong nước tương, mirin và ớt cho một hương vị đậm đà, hơi cay.

 
Khoai lang nướng được bán trên những chiếc xe đẩy hoặc xe có trang bị lò than với tiếng rao lớn nhằm thu hút thực khách. Đây cũng là nét đẹp văn hóa Nhật đang bị phai mờ dần trong cuộc sống hiện đại.

 
Cháo đặc được nấu từ gạo và muối, dùng kèm một số các loại dưa muối để tăng hương vị. Thông thường người Nhật sẽ sử dụng Okayu cho người ốm hoặc bồi bổ cho trẻ em và người lớn tuổi. Để tăng thêm phần dinh dưỡng, có thể nấu cháo với thịt gà hoặc các loại rau củ khác.

 
Là một loại bánh xèo Nhật phong cách Hiroshima có một lớp bột mỏng trên và một lớp vỏ bắp cải và mì yakisoba dày ở giữa.

 
Futomaki (theo nghĩa đen là: mỡ) cuộn sushi lớn với nori bên ngoài và nhiều thành phần bên trong. Thành phần thường bao gồm nhiều loại rau như kanpyo, dưa chuột và bơ. Ở Nhật, hầu hết futomaki đều có nhiều rau nhưng không phải thức ăn chay. Chúng thường bao gồm cá sống, cá nấu chín hoặc trứng.

 
Cơm Hayashi là một món ăn Nhật kiểu phương Tây với thịt bò, hành tây và nấm trong ngập nước sốt demi-glace được dùng cùng với cơm, thỉnh thoảng được rưới thêm kem tươi. 

 
Gà chiên kiểu Nhật Bản với một ít bột xì dầu, tỏi, gừng và bột mì. Chiên trong dầu nhẹ.

 
Ganmodoki là một hỗn hợp các loại đậu hũ, lòng trắng trứng và rau cải. Nó được cho là có hương vị rất giống gan ngỗng và được gọi tên là "gan ngỗng nhân tạo".

 
59. Ochazuke
Món cơm trà xanh, còn được gọi là Ochazuke (hoặc Chazuke). Tại Nhật Bản, Ochazuke được xem là món cơm trộn dễ chế biến nhất và vô cùng được yêu thích. Thành phần chính làm nên món cơm trộn trà xanh bao gồm: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá...)...và đương nhiên không thể vắng mặt thành phần nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh, như vậy mới không làm mất đi vị của các thành phần trong món cơm trộn đặc trưng này. Ngoài ra người ta có thể dùng thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng như vị cay nồng của aji (ớt), umeboshi (mơ muối), wasabi (mù tạt)...
 

 
Món bánh xếp rất dễ làm, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, lại ngon và lạ miệng, khá giống sủi cảo của Trung Hoa nhưng hương vị vẫn có nét rất riêng. Gyoza Nhật Bản có nguyên liệu chính là rau củ, ít chất béo nên rất tốt cho sức khỏe.


Nguồn tin: Univiet Travel

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Comment Facebook

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn